Dự án Làng Du lịch Khoa học Quốc Tế Bình Thuận

Đề án Phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 892, ngày 26/7/2022, đề ra một số phương hướng để phát triển, trong đó có Bình Thuận.

Theo đó, phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển ở vùng Đông Nam bộ mở rộng, thuộc vùng biển và ven biển tỉnh Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đông Nam TP. Hồ Chí Minh - Tiền Giang với khu vực trọng điểm phát triển ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Đông Nam TP. Hồ Chí Minh gắn với xây dựng là trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Phát triển với các ngành, lĩnh vực ưu tiên như: Cảng biển container trung chuyển quốc tế, trong nước, vận tải biển viễn dương và các dịch vụ hậu cần cảng biển, hàng hải, dịch vụ khai thác dầu khí trên biển, dịch vụ logistics liên vùng, quốc tế. Hình thành các khu trung tâm thương mại, tài chính quốc tế gắn với giao thương và kinh tế biển ở TP. Hồ Chí Minh phát triển là trung tâm thương mại, tài chính quốc tế lớn trong khu vực và châu Á - Thái Bình Dương. Công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, công nghiệp số, phần mềm. Công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu, chế biến thủy sản tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất gắn với cảng biển trong khu vực. Du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng biển có tầm quốc tế tập trung ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt là phát triển Bình Thuận là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển tầm quốc tế cao ở châu Á - Thái Bình Dương…

Centara Mirage Resort Mui Ne được vận hành theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế trở thành địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Để tạo đà cho du lịch của tỉnh phát triển, Bình Thuận phấn đấu đến năm 2030 đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi lẽ Bình Thuận được sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, tiềm năng du lịch phong phú với bãi biển dài, cảnh quan hoang sơ, khí hậu trong lành... Tất cả những yếu tố này khiến Bình Thuận đã, đang và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư vào ngành du lịch. Lý giải cho sự tiếp tục “vụt sáng” của du lịch Bình Thuận, các chuyên gia cho rằng sự phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng giao thông chính là nền tảng, giúp kết nối liên vùng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn như: Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và một số tuyến giao thông dọc bờ biển kết nối với các trung tâm du lịch của tỉnh. Đặc biệt là dự án Sân bay Phan Thiết đang được gấp rút thực hiện, nhằm mục tiêu đưa vào hoạt động sẽ giúp Bình Thuận trở nên gần hơn không chỉ với du khách trong nước mà còn là điểm đến thường xuyên của du khách quốc tế trong tương lai gần. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển, cùng với đó, Phan Thiết sẽ trở thành đô thị du lịch biển mang tầm cỡ quốc gia.

Chủ trương của Chính phủ không chỉ mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận mà còn khiến cho địa phương trở thành tâm điểm, thu hút sự chú ý đặc biệt của giới kinh doanh về du lịch, nơi được mệnh danh là “Thủ đô Resort” của cả nước. Thực tế hiện nay cho thấy, dòng khách quốc tế đến với Bình Thuận ngày càng nhiều hơn, du khách không chỉ đến vào những dịp nghỉ lễ, ngày cuối tuần mà hầu như tất cả các ngày trong tuần. Hoạt động lữ hành có chuyển biến tốt, tăng trưởng khả quan hơn trước, các tour du lịch phục vụ du khách ngày càng đa dạng. Các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ khác hoạt động ổn định, tăng cả về số lượng và chất lượng so với trước đây. Đây là tín hiệu tích cực sau nhiều nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2023, Bình Thuận sẽ là địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia và các hoạt động du lịch cấp quốc gia, quốc tế.

Gần đây, Bình Thuận ngày càng có thêm nhiều điểm du lịch mới như siêu thành phố biển - sức khỏe - du lịch NovaWorld Phan Thiet nằm ngay trên con đường ven biển tại xã Tiến Thành (TP. Phan Thiết), Khu du lịch The Happy Ride Glamping (phường Mũi Né, TP. Phan Thiết), trang trại công nghệ cao Bình An (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam)… Bên cạnh đó còn có hàng loạt thương hiệu tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực ẩm thực như nhà hàng Au Lac do Brazil, Marina Club, Seorae BBQ, Dynasty House, chuỗi cửa hàng, cà phê nổi tiếng Gloria Jean’s Việt Nam, Phindeli Café… lần đầu tiên đã xuất hiện tại địa phương, góp phần đem đến những trải nghiệm tiêu chuẩn quốc tế cho du khách và người dân. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của những dự án du lịch lớn như: Centara Mirage Resort Mui Ne, Sân golf PGA NovaWorld, Anantara Mui Ne Beach Resort & Spa… Sắp tới, một số tổ hợp sẽ hoàn thành, có thể xem là “điểm nhấn” của du lịch địa phương như: NovaWorld Phan Thiết có diện tích 1.000 ha, tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD, Apec Mandala Wyndham Mũi Né có quy mô 4 tòa nhà cao 29 tầng với gần 3.000 phòng…

Sự góp mặt của các thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực ẩm thực, nghỉ dưỡng đã góp phần cho ngành du lịch địa phương cơ hội lớn để lao động địa phương được đào tạo nâng cao tay nghề và ngoại ngữ, đủ trình độ làm việc trong các chuỗi nhà hàng thương hiệu toàn cầu.

 

 

Nguồn: Copy


Hỏi đáp:
Please choose a unique and valid username.