Thiết kế thi công nhà thông minh

Một ngôi nhà thông minh sẽ bao gồm các thiết bị thông minh được lập trình sẵn nhằm tối ưu quá trình điều khiển, vận hành ngôi nhà. Thế nhưng để đảm bảo nhà đạt tiêu chuẩn, hoạt động của các thiết bị được trơn tru thì việc thi công lắp đặt nhà thông minh cần thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là những lưu ý cho bạn!

Thế nào là thi công nhà thông minh?

Thi công nhà thông minh là việc lắp đặt các thiết bị thông minh vào ngôi nhà, biến ngôi nhà trở nên hiện đại, tiện nghi và đẳng cấp hơn. Giai đoạn thi công đặc biệt quan trọng vì thi công không cẩn thận, sai lỗi kỹ thuật sẽ khiến ngôi nhà phát sinh nhiều rủi ro, nguy hiểm cho các thành viên sinh sống trong gia đình. Hơn thế nữa, bạn sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí kha khá cũng như mất thời gian tu sửa căn nhà.

Những lưu ý cần nhớ khi thi công lắp đặt nhà thông minh

Bắt tay thiết kế và thi công nhà thông minh đòi hỏi đội ngũ thực hiện cần lưu tâm đến nhiều chi tiết. Một bản thiết kế đẹp, đạt tiêu chuẩn được trình bày khoa học không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn phát huy tối đa công năng sử dụng của các thiết bị thông minh. Vì thế, trong quá trình lắp đặt nhà thông minh, bạn nên kết hợp cùng đội ngũ thi công chú ý đến những điều sau:

Đơn vị thi công lắp đặt nhà thông minh uy tín 

Một yếu tố tiên quyết nhất để nhà thông minh hoạt động đúng chuẩn và đem lại cuộc sống tiện nghi đó là bạn cần chọn đội ngũ lắp đặt nhà thông minh đã có kinh nghiệm triển khai thành công trước đó. Không chỉ vậy, đội ngũ còn phải có tính thẩm mỹ cao và khả năng linh hoạt tốt để cho ra cách triển khai tối ưu chi phí, phù hợp với nhà nhất. 

Tối ưu hóa công năng & sự tiện nghi của căn hộ

Nếu muốn sở hữu một ngôi nhà đẹp với thiết kế sang trọng, đẳng cấp và tiện nghi, bạn cần yêu cầu đội thiết kế của bên thi công nhà thông minh sao cho thật thẩm mỹ, phù hợp với phong cách mà bạn yêu thích. Tốt nhất là nên có 1 buổi khảo sát thực tế, trao đổi ý kiến và lên phương án triển khai cụ thể trước khi tiến hành thi công. 

Lựa chọn, sắp xếp nội thất

Nếu có thể, hãy triển khai lắp đặt thiết bị nhà thông minh song song với việc thi công nội thất cho nhà ở, vì sẽ giúp việc triển khai được dễ dàng hơn. Bởi mọi thiết bị dù có tính năng khác nhau nhưng đều hướng đến phục vụ nhu cầu của gia đình bạn. Tuy nhiên, nếu nhà bạn đã hoàn thiện rồi và vẫn muốn lắp đặt các thiết bị nhà thông minh thì vẫn được nhé. 

Diện tích của ngôi nhà

Một trong những yếu tố quan trọng quyết đến việc thi công Smart Home chính là diện tích ngôi nhà. Bởi khi lắp đặt cần đảm bảo phân chia diện tích thích hợp để việc sử dụng và điều khiển thiết bị thông minh đạt hiệu quả cao nhất.

Chọn thiết bị thông minh phù hợp, chất lượng

Có khá nhiều loại thiết bị cho nhà thông minh, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình là gì và trao đổi với bên thi công để được tư vấn chi tiết. Theo đây, chúng tôi chia các loại thiết bị thành 4 loại và đi kèm các lưu ý như sau: 

Hệ thống chiếu sáng

Nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng là điều khiển toàn bộ thiết bị đèn trong nhà theo ngữ cảnh, lịch hẹn sẵn mà người dùng đã cài đặt. Hệ thống điều khiển chiếu sáng sẽ bao gồm công tắc điều khiển, đèn chiếu sáng… Trong đó, đèn là thiết bị lắp đặt khá dễ, nhưng với công tắc cần lưu ý về kích thước và khoảng cách để thuận tiện trong quá trình sử dụng sau này. 

Hệ thống an ninh

Bao gồm: Camera thông minh, cảm biến di chuyển, cảm biến cửa,... nhằm bảo vệ an toàn cho gia đình bạn 24/7. Riêng với camera thì mỗi không gian sẽ phù hợp với từng loại camera quan sát khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng.

Trước khi tiến hành lắp đặt nhà thông minh, bạn cần xác định rõ không gian thi công để mua đúng thiết bị thích hợp. Ngoài ra, bạn cần chú ý tới độ phân giải hình ảnh của thiết bị an ninh, bởi nó tác động rất nhiều tới chất lượng video, hình ảnh ghi lại. 

Bên cạnh các thiết bị camera, cảm biến cửa cũng là sản phẩm không thể thiếu trong kết cấu nhà thông minh. Nó tham gia vào hệ thống an ninh, ngăn chặn sự xâm nhập bất thường của người lạ, gửi thông báo đến điện thoại của bạn dù bạn ở bất cứ nơi đâu. Khi lắp đặt cảm biến cửa cần đặc biệt chú ý đến kết cấu cửa, đảm bảo hệ thống cảm biến hoạt động ổn định.

Hệ thống điều khiển

Nếu bạn muốn có thể thoải mái điều khiển các thiết bị trong nhà thông qua giọng nói thì có thể lắp đặt: bộ điều khiển trung tâm, bộ điều khiển hồng ngoại, ổ cắm,... và có phương thức kết nối giữa các thiết bị cách đúng kỹ thuật. 

Ngoài ra, trong các sản phẩm có thể điều khiển tự động cần lưu ý, không thể không nhắc đến hệ thống rèm cửa tự động, bao gồm các thiết bị như: động cơ rèm, ray rèm điện, bộ điều khiển rèm thông minh và công tắc điều khiển rèm. Khi thi công cần chú ý tới một số vấn đề như:

  • Kích thước hố rèm có phù hợp với loại và số rèm bạn định thi công nhà thông minh hay không?
  • Bạn cần chuẩn bị sẵn nguồn chờ 220V để cung cấp điện cho động cơ hoạt động của rèm thông minh.

Lưu ý chung:Thông thường sẽ ít đơn vị thi công lắp đặt nhà thông minh nào bán các thiết bị đơn lẻ vì các sản phẩm khó tương thích được với nhau, cũng như khó kết nối với các thiết bị điện thông thường. Vì thế để tạo nên thành một hệ thống nhà thông minh chuẩn chỉnh và hoàn thiện thì bạn nên chọn mua các thiết bị của 1 đơn vị cung cấp và nhờ họ tư vấn cách sử dụng, kết nối sao cho thuận tiện nhất. Ví dụ muốn lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng thì cần thi công đèn và cả công tắc cùng lúc để có thể điều khiển được.

Thi công hệ thống điện thông minh

Kỹ thuật thi công điện là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu bởi tính chất đặc biệt tự động hóa trong hầu hết các thiết bị. Do đó, thiết kế hệ thống điện thông minh cần đạt chuẩn, đáp ứng tính kỹ thuật trong toàn bộ không gian ngôi nhà.

Quy trình lắp đặt nhà thông minh như sau:

Bước 1: Khảo sát và lắng nghe nhu cầu

Ngay khi có yêu cầu từ khách hàng cần tư vấn lắp đặt nhà thông minh, đội ngũ kỹ sư sẽ đến tận nhà để khảo sát. Cụ thể xem nhà khách hàng diện tích là bao nhiêu, có những tầng và khu vực phòng nào cần lắp đặt các thiết bị gì? Ví dụ như:

  • Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh ở tất cả các phòng 
  • Lắp đặt hệ thống an ninh 24/7 cho phòng khách
  • Bộ điều khiển trung tâm giúp quản lý mọi thiết bị thông minh trong nhà
  • Cảm biến khi có chuyển động ở khu vực phòng ngủ
  • Camera quan sát và gửi cảnh báo về điện thoại ở sân vườn
  • ….

Bước 2: Thiết kế bản vẽ và giải pháp

Sau khi đã có những thông tin cần thiết, đội ngũ kỹ sư sẽ bắt tay vào thiết kế bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ nguyên lý. Việc này giúp gia chủ hình dung ra số lượng, loại thiết bị và vị trí lắp đặt cụ thể theo bản vẽ. Và từ đó cũng tính được chi phí lắp đặt nhà thông minh phù hợp theo yêu cầu của bạn là bao nhiêu.

Bước 3: Thống nhất và ký hợp đồng

Hai bên tiến hành trao đổi và kỹ sư sẽ giải đáp tận tình, chi tiết cho khách hàng từ khâu sản phẩm, vận hành đến quá trình thi công. Sau cùng nếu khách hàng đã đồng ý thì sẽ ký hợp đồng triển khai, hẹn ngày thi công và chi phí cần thanh toán. 

Bước 4: Thi công nhà thông minh

Kỹ thuật viên mang thiết bị thông minh theo đúng bản vẽ đã hoạch định cùng các dụng cụ cần thiết như: kìm điện, máy khoan, búa đinh, bút thử điện, thước rút, tua vít, mũi đục,... sau đó tiến hành lắp đặt các thiết bị thông minh vào vị trí tương ứng. 

Bước 5: Thiết lập app quản lý và hướng dẫn

Sau khi các thiết bị đã được lắp đặt nhà thông minh hoàn chỉnh, kỹ thuật viên sẽ thiết lập và hướng dẫn gia chủ sử dụng app quản lý trên điện thoại. Chúng tôi hỗ trợ từ khâu thêm thiết bị, hướng dẫn các thao tác sử dụng và cài đặt các kịch bản theo yêu cầu của khách hàng nếu có. Cuối cùng, gia chủ có thể kiểm tra và thử điều khiển ngôi nhà từ xa thông qua điện thoại thông minh hoặc giọng nói tiếng Việt để đảm bảo mọi thứ đã hoạt động trơn tru. 

Lưu ý: Vì các giải pháp nhà thông minh đều sử dụng các thiết bị có chuẩn kết nối không dây là Bluetooth Mesh/ Zigbee nên sẽ triển khai cho mọi loại công trình nhà ở dù là đang thi công hay đã đi vào sử dụng. Các sản phẩm được thiết kế chuẩn chung của thị trường nên cũng không cần đục khoét hay phá đi kết cấu ngôi nhà để lắp đặt, vì thế mà gia chủ hoàn toàn yên tâm sử dụng. 

 

Nguồn: Tham khảo


Hỏi đáp:
Please choose a unique and valid username.